Nhà khung thép là một trong những loại công trình xây dựng đang được ưa chuộng hiện nay, nhờ tính năng ưu việt về độ bền, tính năng linh hoạt trong thiết kế cũng như sự tiện dụng trong quá trình sử dụng. Quy trình làm nhà khung thép tiền chế chi tiết bao gồm những bước sau đây:
Quy trình làm nhà thép tiền chế gồm những bước nào?
Thiết kế: Đầu tiên, cần có một bản vẽ thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng hoặc theo một mẫu đã có sẵn. Bản vẽ này sẽ xác định kích thước, hình dạng, số tầng và các chi tiết khác của nhà.
Chọn vật liệu: Sau khi hoàn tất bản vẽ thiết kế, tiếp theo là chọn vật liệu cho nhà khung thép. Các vật liệu thường được sử dụng bao gồm thép, bê tông, tôn lạnh, cách nhiệt và các phụ kiện khác.
Cắt và gia công: Sau khi chuẩn bị vật liệu, khung thép sẽ được cắt và gia công để tạo ra các mảnh ghép cho việc lắp ráp. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng máy móc và công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ chính xác và độ bền của khung thép.
Thi công lắp đặt bulong móng nhà : Đây là bước rất quan trọng trong quy trình làm nhà khung thép. Bu lông móng được lắp đặt thật chính xác
Lắp ráp khung thép tiền chế: Sau khi gia công xong, khung thép sẽ được lắp ráp theo thiết kế. Các mảnh ghép được kết nối bằng các ốc vít hoặc các phương pháp kết nối khác để tạo thành một khung nhà hoàn chỉnh.
Hoàn thiện: Sau khi khung nhà đã được lắp ráp, tiếp theo là hoàn thiện các chi tiết như cửa, cầu thang, sàn, tường và mái
Kiểm tra và bàn giao: Cuối cùng, nhà sẽ được kiểm tra để đảm bảo độ an toàn và chất lượng trước khi bàn giao cho khách hàng.
Xem thêm:
+ Làm quán cafe khung thép tiền chế tại Sapa
Quy trình thi công nhà thép tiền chế kết hợp sàn bê tông nhẹ Xuân Mai
Thiết kế
Sau khi khảo sát và tư vấn cho chủ đầu tư. Chúng tôi sẽ lên bản vẽ thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Bản vẽ này sẽ xác định kích thước, hình dạng, số tầng và các chi tiết khác của nhà.
Thi công nền móng cho nhà khung thép và lắp đặt bulong chờ
Đây được coi là bước đầu tiên trong giai đoạn thi công lắp ráp nhà khung thép. Yêu cầu công tác này là: bu lông móng được lắp đặt thật chính xác. Nếu bulông móng thực hiện sai hoặc không đúng với thiết kế thì sẽ ảnh hưởng đến việc lắp dựng các cấu kiện dầm, cột kết cấu thép.
Cần xác định vị trí các bulong trên móng bê tông. Việc định vị này cần phải đảm bảo độ chính xác và theo đúng thiết kế của nhà xưởng. Công tác lắp đặt bu lông móng cần được triển khai sau khi công tác lắp đặt cốt thép, cốp pha móng hoàn thành như thế sẽ đảm bảo được độ ổn định của hệ cốp pha cốt thép đã thi công.
Hệ bu lông móng được gông, định vị chính xác nhờ kinh nghiệm của người thực hiện cũng như sự hỗ trợ của các công cụ như: máy toàn đạc, máy thủy bình và hàn cố định vào hệ thép móng.
Sau khi hoàn thành lắp đặt, cần kiểm tra lại độ chắc chắn của các bulong và đai ốc để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho móng.
Để thi công nhà khung thép thật ra cũng cần phải nghiên cứu khá nhiều vấn đề trước khi triển khai. Vì khung thép đã được gia công sẵn nên cần khảo sát kĩ hiện trạng mặt bằng, đường công vụ để thuận tiện xe đi lại. Bên cạnh đó là khu vực thao tác của cẩu, vị trí tập kết vật liệu… Từ đó để có biện pháp thi công và biện pháp an toàn cho công tác lắp dựng kết cấu thép.
Sau khi thi công xong hệ khung thép sẽ là bước lắp đặt sàn bê tông nhẹ Xuân Mai.
Sau khi lắp đặt các viên gạch Block thì đến công tác đổ bê tông tươi. Đổ bê tông tươi lên sàn bê tông nhẹ, sau đó sử dụng dụng cụ đặc biệt để tạo ra các lỗ trên bề mặt bê tông. Các lỗ trên bề mặt sàn bê tông nhẹ sẽ giúp giảm trọng lượng của sàn, tạo sự thoáng khí cho không gian bên dưới và giảm tiếng ồn khi đi lại trên sàn.
Sau khi hoàn thành việc làm sàn bê tông nhẹ, cần chờ cho sàn bê tông khô hoàn toàn trước khi sử dụng. Thời gian để sàn bê tông khô hoàn toàn có thể dao động từ 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.