Lắp đặt kết cấu nhà khung thép tiền chế 2 tầng

Nhà khung thép tiền chế là nhà được chế tạo từ các cấu kiện được sản xuất trước tại xưởng và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Sau đó sử dụng các sản phẩm tường, sàn lắp ghép sẵn tạo nên 1 công trình nhà tiền chế thép.

Cường Panel đang lắp đặt kết cấu nhà thép tiền chế 2 tầng tại Mỹ Đức Hà Nội. Mời các bạn theo dõi!

Ưu điểm nổi trội nhà khung thép tiền chế

– Thời gian xây dựng khung nhà thép tiết kiệm 1/3 thời gian so với nhà cốt bê tông

– Kết cấu có thể chịu được tải trọng lớn, độ bền cao

– Giá nhà tiền chế dân dụng khá phải chăng

– Nhà tiền chế dễ dàng mở rộng diện tích xây dựng khi chủ đầu tư có nhu cầu

– Tải trọng của khung thép nhà tiền chế nhẹ hơn so với nhà bê tông nên có thể xây dựng trên địa hình xốp

– Khung nhà tiền chế khung thép có thể tái sử dụng khi cần dỡ bỏ, thay thế.

Kết cấu nhà khung thép tiền chế 

♦ Móng nhà thép tiền chế:

Nhà thép tiền chế vẫn cấu tạo móng bằng bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng băng hay móng bè tùy vào địa chất và mặt bằng của công trình.

Với nhà cao tầng: Nhà khung thép vẫn sử dụng hệ móng sâu (Móng cọc ép, cọc khoan nhồi). Lúc này móng cọc tham gia chống lật cho công trình, móng nông (Cốc , băng , bè) không còn phù hợp nữa. Song lượng cọc và chiều sâu tính toán phù hợp với nhà thép tiền chế. Giải pháp nhà tiền chế giảm 25-45 % so với nhà bê tông cốt thép.

Bu lông móng: Thường sử dụng bu lông đường kính M22 trở lên, có tác dụng liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình. Bước đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, dầm là dễ dàng chính xác. Nhiều trường hợp bất khả kháng, vị trí bulong móng khác với bản vẽ. Constacom tiến hành công tác hiệu chỉnh bản vẽ chế tạo, việc này làm thay đổi thời gian gia công và lắp đặt.

Lắp đặt bu lông móng cùng với hệ cốp pha, cốt thép móng áp dụng cho cả nhà thép tiền chế cấp 4.

♦ Kết cấu móng nhà thép tiền chế

Thông thường, kết cấu móng nhà khung thép thường có các phần như sau:

– Bản móng:gọi khác là đài móng. Có hình dạng chữ nhật, có độ dốc vừa phải giúp thi công không làm tuột bê tông. Trên đài móng sẽ gắn thêm gờ giúp cho móng nhà cứng hơn.

– Giằng móng: được gọi với tên khác là đà kiềng, được dùng để liên kết ngang giữa các móng. Đà kiềng đặt tại độ cao nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng.

– Chiều cao cổ móng: được thiết kế để đảm bảo độ sâu khi chôn móng trong đất giúp tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất.

 

ket-cau-nha-tien-che-2-tang

♦ Khung nhà thép tiền chế

Khung nhà tiền chế có đa dạng các loại hình khác nhau. Nó có thể là khung nhà kiểu một nhịp, nhiều nhịp, nhiều mái dốc.

♦ Bản vẽ nhà khung thép

 Thông thường, để thực hiện bản vẽ thiết kế thì các kiến trúc sư thông qua các công đoạn sau:

– Thiết kế bản vẽ kỹ thuật: Tất cả các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu thép, bản vẽ nhà phố khung thép,…đều cần phải được thẩm định. Nhằm mục đích để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn về khả năng chịu lực, tải trọng theo yêu cầu sử dụng và môi trường, mỹ thuật.

– Bản vẽ thiết kế sản xuất: cần thể hiện đầy đủ, chi tiết, chính xác các thông số, kích thước, số lượng và yêu cầu về kỹ thuật.

– Bản vẽ thiết kế lắp dựng: dùng để mô tả sơ đồ bố trí từng cấu kiện cùng với các yêu cầu, sơ đồ giai đoạn lắp dựng công trình.

ket-cau-nha-khung-thep-tien-che-2-tang

Kết cấu nhà khung thép tiền chế 2 tầng 

+ Móng nhà, cột nhà, giằng nhà khung thép 2 tầng

+ Kèo, xà gồ mái nhà thép tiền chế

+ Phần khung nhà thép tiền chế được sản xuất từ nhà máy. Sau đó sẽ được vận chuyển trực tiếp tới địa điểm thi công để lắp dựng.

+ Mái nhà khung thép: có thể sử dụng các loại tôn lợp mái như: tôn cách nhiệt, tôn cách âm,…

+ Sàn nhà: được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép, ở giữa 2 tầng là tấm cách nhiệt. Ngoài ra, sàn nhà cũng có thể sử dụng các loại ván gỗ công nghiệp, cemboad,…

+ Vách ngăn xung quanh: có vai trò cách nhiệt và cách âm. Thông thường, độ dày cho phép vào khoảng từ 50 mm đến 100 mmm.

+ Hệ thống lối đi, cửa sổ: Tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư mà lựa chọn các loại cửa phù hợp. Mẫu cửa phổ biến hiện nay là cửa khung nhôm hoặc cửa nhựa lõi thép.

+ Trần xây nhà khung thép 2 tầng: tùy vào nhu cầu chủ đầu tư có thể sử dụng trần thạch cao hoặc trần nhựa,..

Cột: Cấu tạo cột thép khi làm nhà tiền chế sẽ có hình chữ H, hoặc có thể là cột tròn . Ngoài ra một số trường hợp có thể sử dụng bê tông cốt cứng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình . Đồng thời tăng khả năng chống cháy cho ngôi nhà.

Dầm xây nhà thép tiền chế dân dụng thông thường sử dụng dầm chữ I (i) , H , hộp

  • Việc thi công lắp dựng, liên kết cột thép và dầm thép, liên kết dầm thép với cột bê tông đối với làm nhà tiền chế dân dụng khung thép diễn ra phức tạp, đòi hỏi công tác tổ chức chuyên môn hoá rất cao.
  • Với nhiều đặc điểm địa hình phức tạp phải triển khai thi công bằng tay (lâu hơn, kém an toàn hơn, tốn nhiều chi phí vận chuyển, gá lắp).

let-cau-nha-khung-thep-tien-che-2-tang

 

 

Bài viết liên quan